“Lành” thành “què” sau khitiêm thuốc tan filler
Mới đây, một phụ nữ tên D. (47 tuổi) sau khi đến “Công ty bệnh viện thẩm mỹ quốc tế” trên địa bàn quận Gò Vấp (TPHCM) tiêm (chất làm đầy) – vì không hài lòng với khuôn mặt hiện có – phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng biến chứng nặng.
Cụ thể, chỉ sau một ngày tiêm thuốc, vùng mắt nữ bệnh nhân sưng đau, uống thuốc không cải thiện. Đáng chú ý, khi chị D. trở lại cơ sở thẩm mỹ để thông báo tình trạng, nhân viên nơi này cho biết, mắt bệnh nhân biến chứng do việc tiêm chất làm đầy trước đây nên sẽ không chịu trách nhiệm.
Tại Bệnh viện Trưng Vương, bệnh nhân được xác định có áp xe vùng mắt, phải phẫu thuật xử lý gấp. Quá trình điều trị, các bác sĩ phải rạch mở ổ thoát dịch mủ, bóc tách cắt bỏ các mô thâm nhiễm chất làm đầy cho bệnh nhân. Hiện tại, bệnh nhân vẫn phải theo dõi sát, với tinh thần suy sụp.
Đại diện khoa Bỏng và Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương cho biết, không hiếm gặp những trường hợp bị biến chứng sau tiêm thuốc tan filler, phải vào nơi này điều trị. Trong đó, phổ biến nhất là việc bệnh nhân bị nhiễm trùng, tạo áp xe bên trong, khi quy trình tiêm không chuẩn.
Vị này chia sẻ, hiện tại ở các spa, thẩm mỹ viện có thể dễ dàng mua thuốc tiêm tan filler, nhưng điều quan trọng phải xác định được loại filler trước đó bệnh nhân đã tiêm là gì, có lẫn tạp chất hay không. Nếu chất làm đầy không phải là HA sẽ không thể tan, dù có dùng “thuốc giải”.
Bên cạnh đó, khi không được nhân viên y tế chuyên khoa thẩm mỹ thực hiện, quy trình tiêm sẽ không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô trùng, khiến vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trong, gây ra các biến chứng không mong muốn.
Chọn thuốc tan filler thế nào cho đúng?
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Minh Trường, người có hơn 10 năm hành nghề trong lĩnh vực thẩm mỹ nội khoa chia sẻ, filler (chất làm đầy) được sử dụng để cải thiện các khuyết điểm trên cơ thể như nếp nhăn, má hóp, sẹo lõm…
Tuy nhiên trong một số trường hợp, filler có thể gây ra các biến chứng không mong muốn (như vón cục, nhiễm trùng, hoại tử da), hoặc khách hàng vẫn không hài lòng với kết quả sau tiêm. Lúc này, thuốc tan filler được sử dụng như một giải pháp để phân hủy, loại bỏ chất làm đầy khỏi cơ thể, giúp di chuyển filler đến đúng vị trí mong muốn và khắc phục sai lầm trong quá trình tiêm trước đó.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc tan filler khác nhau, tùy thuộc vào hoạt chất chính và công dụng cụ thể. Trong đó, có 3 loại thuốc tan filler phổ biến là Hyaluronidase (giúp phân hủy filler chứa hyaluronic acid), Deoxycholic acid (làm phân hủy mỡ thừa trong quá trình làm đầy) và Steroid (có công dụng giảm viêm và phản ứng dị ứng sau tiêm filler).
Về cơ chế hoạt động, khi tiêm vào vùng có filler, “thuốc giải” sẽ giúp làm mềm, phá vỡ cấu trúc của filler và từ từ đào thải ra ngoài cơ thể qua hệ thống bài tiết. Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ vùng da chứa filler cần phân hủy để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị, sau đó thực hiện tiêm theo liều lượng và cách tiêm đúng quy định.
Bác sĩ Trường khẳng định, mặc dù thuốc tan filler được coi là phương pháp hiệu quả để loại bỏ filler, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định, như: đau, sưng, đỏ, ngứa tại vùng tiêm, nhức đầu, mệt mỏi. Những tác dụng phụ này thường chỉ xuất hiện tạm thời và sẽ biến mất sau vài ngày.
Kế đến, việc tự tiêm mà không có sự giám sát của chuyên gia có thể gây ra nguy cơ và biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc tan filler quá liều hoặc không đúng cách cũng khiến việc điều trị không đạt hiệu quả.From: nhà cái casino online
Bác sĩ khuyến cáo, thời gian phân hủy filler sau khi tiêm thuốc tan phụ thuộc vào loại filler và cơ địa của mỗi người, thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Người dân cần chọn thuốc tan filler từ các nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc rõ ràng cũng như chứa hoạt chất phù hợp với loại filler cần phân hủy.
Trước khi sử dụng thuốc tan filler, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.